Trong marketing không thiếu những công cụ để thúc đẩy doanh số như: adversting, SEO, Truyền thông,… Thế còn email thì sao nhỉ? Nhiều người chỉ nghĩ rằng email nó cũng chỉ là sử dụng để gửi mail bình thường đến các khách hàng, chăm sóc khách hàng,… Nhưng với doanh nghiệp thì email nó lại mang lại sự chuyển đổi vô cùng lớn. Bạn vẫn đang thắc mắc rằng tại sao nó lại có sự chuyển đổi lớn đúng không. Vậy hãy cùng mình xem: Một số ví dụ về email marketing nhé.
Contents
1. Khái niệm về email marketing?
Về Email marketing bạn có thể tham khảo tại bài viết này để rõ hơn tại đây. Ngoài ra nếu hiểu phớt qua thì ai cũng nghĩ nó là email spam tuy nhiên nó chỉ đúng 1 phần bởi vì nếu không gửi đúng cách thật sự bạn có thể gây phiền tới người được nhận mail, tuy nhiên nhìn góc độ khác nếu email của bạn có thông tin giá trị thì sẽ người nhận sẽ rất đón đọc mail của bạn gửi
2. Một số ví dụ về email marketing
Mình sẽ đưa cho bạn một số ví dụ về email marketing mà những doanh nghiệp đã từng sử dụng email marketing để tiếp thị cho các chiến dịch và chăm sóc khách hàng của mình và họ đã đạt được những thành công đáng mong đợi.
– FADO
Bạn có biết Fado là nhà cung cấp dịch vụ oder hàng nước ngoài hàng đầu Việt Nam. Họ cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp trên trang web của họ từ khắp nơi trên thế giới, đặt xong khách hàng chỉ cần chờ và nhận hàng, phần còn lại sẽ do bên họ làm tiếp.
Nhưng khi khách hàng nhận hàng xong, họ sẽ không cứ thế mà cho khách đi qua đâu. Họ sẽ thường ngày gửi các chiến dịch email tiếp thị, chăm sóc khách hàng, những mặt hàng bạn quan tâm đang giảm giá kèm theo đường link. Họ đã thành công thu hút khách hàng lên đặt hàng với số lượng đông đảo và tỉ lệ mở mail tới hơn 70%.
Không riêng gì với các khách hàng đã từ mua hàng, với những người mới vào trang web mà họ đăng nhập lần đầu cũng đã nhận được email khuyến mãi từ FADO rồi.
– 000webhostapp
Ví dụ về email marketing của công nhà cung cấp dịch vụ hosting.
Nhà đăng kí tên miền này cũng không ngoại lệ trong việc sử dụng email marketing để tiếp thị. Khi tạo trang web, người dùng sẽ tùy chọn đăng nhập bằng facebook hoặc gmail. Thông thường thì người dùng sẽ đăng nhập với gmail cho nó nhanh và thuận tiện. Từ đó họ sẽ có email của khách hàng để thực hiện các chiến dịch gửi mail tới người dùng. Tuy là chiến dịch gửi mail này ít, tỉ lệ chuyển đổi chỉ đạt khoảng 62% nhưng cũng góp phần lớn cho doanh thu của 000wwebhost.
– Amazon:
Amazon thường gửi email thông báo về các sản phẩm mới, khuyến mãi, và đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng.
– Apple:
Apple sử dụng email marketing để thông báo về sản phẩm mới, cập nhật phần mềm, và các sự kiện đặc biệt.
– Nike:
Nike thường gửi email với nội dung tập trung vào thể thao, xu hướng thời trang mới và các chương trình khuyến mãi.
– Starbucks:
Starbucks sử dụng email để thông báo về các sản phẩm mới, chương trình thưởng khách hàng và sự kiện đặc biệt.
– LinkedIn:
LinkedIn thường gửi email để thông báo về cơ hội việc làm mới, nội dung giáo dục, và các tính năng mới trên nền tảng.
– HubSpot:
HubSpot, một công ty chuyên về marketing, thường gửi email với nội dung giáo dục về inbound marketing, sản phẩm và khóa học.
3. Tổng kết
Email marketing nó cũng không phải là khó chọn hay khó dùng bởi vì nếu bạn biết trình bày thư của bạn ở mức độ đủ và thu hút thì nó sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều chi phí.
OK và tổng kết lại thì bên trên mình đã cho các bạn thấy các nhà dịch vụ lớn trên thế giới đã sử dụng email marketing như thế nào? Mình có thể tóm tắt cho các bạn theo cảm nhận của mình – về cách mà họ đã sử dụng email ra sao:
- Email chào mừng (Welcome emails): Gửi tự động khi người dùng đăng ký hoặc đăng nhập lần đầu tiên. Nó thường chứa thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi đặc biệt để khuyến khích tương tác.
- Email thông tin (Newsletter): Gửi định kỳ để cung cấp thông tin mới, cập nhật sản phẩm, bài viết blog hoặc tin tức ngành.
- Email bán hàng (Promotional emails): Gửi để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ và thường đi kèm với ưu đãi hoặc giảm giá để khuyến khích mua hàng.
- Email giỏ hàng bỏ quên (Abandoned cart emails): Gửi khi khách hàng bỏ giỏ hàng mà không hoàn thành giao dịch, thường đi kèm với ưu đãi để khích lệ mua sắm.
- Email khảo sát (Survey emails): Gửi để thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng, giúp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Email thông báo (Transactional emails): Gửi tự động để xác nhận giao dịch, đặt hàng, đăng ký, và cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch cụ thể.
- Email chia sẻ xã hội (Social media sharing emails): Khuyến khích người nhận chia sẻ thông tin qua các mạng xã hội.
- Email sự kiện (Event emails): Gửi thông tin về sự kiện sắp tới, bao gồm cả chi tiết về địa điểm, thời gian và các ưu đãi đặc biệt.
- Email cảm ơn (Thank you emails): Gửi sau khi khách hàng đã mua hàng hoặc thực hiện hành động quan trọng khác, như đăng ký thành công.
- Email tương tác (Interactive emails): Sử dụng nội dung tương tác như hình ảnh động, biểu đồ, hoặc các phần tử có thể tương tác để tăng độ hấp dẫn của email.
Qua bài viết trên chúng tôi cũng đã cho bạn một số ví dụ về email marketing. Hi vọng với một số ví dụ trên bạn có thể thử với doanh nghiệp của mình, biết đâu lại thành công.